Câu chuyện thành công từ quá trình táo bạo của Amazon

Câu chuyện thành công từ quá trình táo bạo của Amazon Amazon – ông trùm trong thương mại điện tử với sức phát triển không ngừng nghỉ trong nhiều lĩnh vực khác. Câu chuyện thành công từ Amazon không chỉ bởi công thức thành công, mà đó còn cả sự thú vị trong những cách “điên rồ” mà CEO Jeff Bezos đã làm, cách thức phát triển cùng với những tư tưởng đáng để học hỏi. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nể phục hơn sự lớn mạnh không tưởng của doanh nghiệp này.

Xem thêm: Cuộc đời với những thành tựu của Jack Ma

câu chuyện thành công táo bạo của amazon

Câu chuyện thành công từ quá trình táo bạo của Amazon

Điều đầu tiên có lẽ nên nhắc đến là người đàn ông quyền lực đứng sau trang web Amazon.com, Jeff Bezos. Người ta vẫn thường nhắc đến người đàn ông này với sự nể phục bởi những lần bắt đầu với tương lai xám xịt. 

Hầu hết những ý tưởng của Bezos đều được coi là “điên rồ”. Thành lập Amazon là điên rồ, chấp nhận làm ăn không lời lãi trong thời gian dài là điên rồ, đầu tư vào Junglee, mua lại hàng loạt công ty thương mại… Tất cả những quyết định ấy đều bị nhiều người đánh giá là sai lầm, “điên không thể tưởng”, vấp phải sự phản đối từ chính những cổ đông trong công ty và gây ra thiệt hại vô cùng lớn, liên tiếp lấy đi của Bezos gần 1 tỉ USD trong những năm cuối thế kỷ XX. Năm 1997, sự kiện Amazon lên sàn chứng khoản đã tạo ra một làn sóng đầu tư lớn. Nhưng vài năm sau, bong bóng dot-com khiến Amazon chơi vơi. Amazon đã vượt qua thời kì sóng gió nhất bởi hai lí do: số khách hàng đến với Amazon ngày càng lớn, và Jeff không hứa hẹn gì với các cổ đông của mình ngoài một tầm nhìn dài hạn.

Nhưng những gì chúng ta đã thấy, đằng sau đó, và tính đến thời điểm hiện tại, câu chuyện thành công của người đàn ông này khiến nhiều người nể phục. Và đây cũng không phải lần đầu tiên trên thế giới, sự thành công bắt đầu từ những điều điên rồ.

Điều đó cho bạn thấy 1 điều, nếu bạn tin vào 1 điều gì đó, bạn mong muốn làm điều gì đó, hãy bắt đầu ngay và cố gắng giữ vững niềm tin. Đó là chìa khóa thành công tuyệt vời nhất mà bạn có. Và hãy chờ đợi thời gian để nó có được hiệu quả , như bạn mong muốn, giống như câu chuyện thành công từ vị chủ tịch đáng kính nể Jeff Bezos.

Câu chuyện thành công là giữ kín thông tin bảo mật

Một trong những phương châm trong câu chuyện thành công là giữ kín thông tin bảo mật, mỗi thông tin được tiết lộ ra sẽ là sơ hở lớn cho đối thủ cạnh tranh nhảy vào. Amazon không phải ngoại lệ, có khi khắt khe hơn. Amazon đã không cho Melville House biết đã bán được bao nhiêu cuốn sách của nhà xuất bản này. Doanh số máy Kindle và số nhân viên làm việc ở Seattle cũng là điều bí mật. Nơi đội ngũ phát triển Kindle làm việc (tại Seattle, Mỹ) được gọi là “Khu vực 51” (trên thực tế là tên một căn cứ quân sự tuyệt mật của Mỹ) vì không ai được đặt chân đến đây trừ khi có liên quan trực tiếp đến sản phẩm.

Luôn đặt mình trong thế chủ động

Tư tưởng này phải kể đến câu chuyện xuất bản sách xảy ra vào năm 2004, khi con hổ của bán lẻ trực tuyến này có ý định nhòm ngó đến Melville House, nhà xuất bản sách khoa học và truyện hư cấu vừa ra đời, có trụ sở tại Brooklyn (New York, Mỹ). Tuy nhiên với phương châm như đã trình bày trên, không tiết lộ số sách bán ra. Điều này đã khiến Amazon bị chỉ trích, và chỉ sau cuộc họp báo gần đó, nút “Mua” các tác phẩm của Melville House trên Amazon đột nhiên biến mất. Có lẽ đây là 1 câu chuyện thành công mang tính vui vẻ.

Khách hàng là tối quan trọng, luôn luôn là mục tiêu đáp ứng

ó lẽ không đâu tìm kiếm được 1 doanh nghiệp coi trọng việc đáp ứng nhu cầu khách hàng như tại Amazon. Jeff Bezos dành hẳn một chiếc ghế trống trong bàn họp để đại diện cho “khách hàng” – những người mang đến lợi nhuận cho công ty. Đối với ông, những người “hiện diện” trên chiếc ghế trống này là quan trọng nhất, và ông sẽ cố gắng hết sức để làm họ hài lòng. Mỗi một cải thiện trên Amazon đều nhằm giúp khách hàng thoải mái và tiện dụng hơn. Câu chuyện thành công này mang tên “chiếc ghế trống” nổi tiếng của Jeff Bezos.
Bezos coi trọng từng giây phút quý báu của khách hàng, kéo dài thời gian giao hàng nhanh ngay ngày hôm sau cho đơn đặt hàng đến tận 7 giờ tối, thậm chí ngay cả những chiếc thùng đựng hàng, ông cũng yêu cầu phải dùng chất liệu tốt để khách hàng có thể tái sử dụng… Vì thế, Amazon luôn nổi tiếng là một công ty bán lẻ được lòng những khách hàng – dù là khó tính nhất.

Quan tâm đến ý kiến và ý tưởng của nhân viên

Sự thành công sẽ được tạo thành từ ý tưởng và sự góp sức của nhiều người. Bezos nổi tiếng là một nhà quản lý khác người với quy tắc “Hai chiếc Pizza”. Theo đó, mỗi nhóm làm việc trong công ty chỉ nên có 5-7 người (số người ăn hết 2 chiếc bánh pizza cỡ lớn). Điều này giúp các thành viên thử nghiệm được các ý tưởng của mình mà không lo bị chi phối bởi quá nhiều ý kiến. Và thúc đẩy cho các ý tưởng hay các ý tưởng góp ý cho quá trình phát triển lớn mạnh của Amazon hiện nay.
Nguồn: Sưu tầm

(kethanhcong) - Câu chuyện thành công từ quá trình táo bạo của Amazon

Câu chuyện thành công từ quá trình táo bạo của Amazon Câu chuyện thành công từ quá trình táo bạo của Amazon Reviewed by Eric on tháng 7 27, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.