Bài học giá trị từ các câu chuyện về cuộc đời Steve Jobs
Bài học giá trị từ các câu chuyện về cuộc đời Steve Jobs. Steven Paul Jobs (24 tháng 2 năm 1955 - 5 tháng 10, 2011) là ông trùm kinh doanh và sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Trước đây ông từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney mua lại Pixar. Ông được công nhận là điều hành sản xuất của bộ phim Toy Story (1995).
Xem thêm: Cuộc đời và sự nghiệp của Jeff Bezos
Xem thêm: Cuộc đời và sự nghiệp của Jeff Bezos
Bài học giá trị từ các câu chuyện về cuộc đời Steve Jobs
Giữa tháng 6/2005, một bài phát biểu ở lễ trao bằng tốt nghiệp của trường ĐH danh tiếng Stanford (Mỹ) đã gây chấn động lớn ở các giảng đường ĐH và được đăng tải ở các báo giáo dục và kinh doanh trên thế giới, loan rộng trên internet. Chủ nhân bài phát biểu này là ông Steve Jobs, giám đốc điều hành của tập đoàn máy tính Apple Computer và xưởng sản xuất phim hoạt hình Pixar Animation Studio.
Không hàm chứa những lời hô khẩu hiệu giáo điều, bài phát biểu của ông Jobs đơn giản là một chuỗi các tự truyện của một doanh nhân thành đạt đã trải qua một cuộc đời nhiều sóng gió và bất ngờ: bỏ học ĐH, mày mò lắp ráp máy tính, bị đuổi khỏi công ty do chính mình sáng lập để rồi cuối cùng lại quay về thống trị…
Câu chuyện đầu tiên
Tôi bỏ học ở trường ĐH Reed sau sáu tháng nhưng vẫn ở lại loanh quanh đến tận 18 tháng nữa mới thực sự ra đi. Tại sao tôi lại chọn bỏ học?
Mọi thứ bắt đầu từ lúc tôi chào đời. Mẹ đẻ của tôi là một SV trẻ mới tốt nghiệp ĐH, chưa chồng. Vì thế, bà quyết định mang tôi cho làm con nuôi. Bà tin rằng nên để những người có bằng ĐH mang tôi về nuôi và đã sắp xếp sẵn mọi thủ tục cho con với 2 vợ chồng luật sư. Chẳng thể ngờ, đến lúc tôi chào đời, họ lại đổi ý muốn có con gái.
Thế là, bố mẹ tôi bây giờ, lúc đó đang trong danh sách chờ đợi, nhận được một cú điện thoại lúc nửa đêm: “Có một bé trai mới sinh chưa ai nhận. Ông bà có muốn nhận không?” Họ vui mừng đồng ý ngay. Khi mẹ đẻ mới biết bố mẹ tôi chưa bao giờ tốt nghiệp ĐH, thậm chí cha tôi còn chưa tốt nghiệp cấp
ba, bà nhất định không ký giấy cho con nuôi và chỉ nhượng bộ khi bố mẹ tôi hứa sau này sẽ cho tôi vào ĐH.
17 năm sau, tôi vào ĐH thật. Nhưng tôi lại ngu ngốc chọn một trường đắt tiền ngang với Stanford, và toàn bộ số tiền ít ỏi của bố mẹ tôi, những người lao động chân tay, đổ vào trả tiền học. Sau sáu tháng, tôi thấy việc đầu tư như vậy thật vô nghĩa. Tôi không biết mình muốn làm gì và cũng không biết trường ĐH sẽ giúp mình như thế nào. Thế mà tôi vẫn ngồi đây,tiêu tốn những đồng tiền bố mẹ bỏ bao mồ hôi công sức cả đời mới kiếmđược. Tôi quyết định bỏ học và tin rằng, mọi thứ rồi cũng được thu xếpổn thoả. Lúc đó thật sự rất run, nhưng bây giờ nhìn lại, tôi hiểu rằng,đấy là quyết định đúng đắn nhất của đời mình. Ngay khi quyết định bỏ học, tôi đã bỏ những môn bắt buộc mà mình không thích và bắt đầu kiếm các lớp có vẻ thú vị hơn.
Tôi không được ở KTX, vì vậy tôi ngủ ở sàn nhà phòng các bạn, trả vỏ lon Coca để lấy 5 cent mua thức ăn, và đi bộ hơn 10 cây số dọc thành phố vào các ngày chủ nhật để đến ăn một bữa làm phúc
hàng tuần của đền Hare Krishna. Tôi thật sự thích cuộc sống đó. Và chính những gì đã xem, nghe, thấy, khám phá bằng trí tò mò và tri giác của tuổi trẻ…lúc đó đã biến thành những kinh nghiệm quý báu cho tôi sau này.
ĐH Reed lúc đó có trường học dạy thiết kế thư pháp, có lẽ là đỉnh nhất trong cả nước. Mọi mẫu chữ trên các poster, biển hiệu… xung quanh trường đều rất được thiết kế rất đẹp. Lúc ấy, coi như đã bỏ học và không phải học những môn bắt buộc nữa, tôi quyết định chọn lớp học về mẫu chữ mỹ thuật để tìm hiểu cung cách thiết kế. Tôi đã tìm hiểu về các mẫu chữ serif, san serif, về các khoảng cách khác nhau giữa các mẫu chữ, về các phương cách làm cho kiểu in (typography). Những kiểu cách vẽ chứ đó thật gợi cảm, tinh tế, giàu lịch sử. Chúng mê hoặc tôi từ lúc nào không hay.
Những thứ viển vông này chắc chẳng đem lại một ứng dụng thực tế nào cho cuộc đời tôi. Thế nhưng 10 năm sau, khi bắt đầu thiết kế chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, tất cả quay trở lại. Chúng tôi đã dồn hết kiến thức của mình vào thiết kế chiếc Mac này. Đó là chiếc máy đầu tiên có kiểu chữ rất đẹp.
Nếu tôi đã không bước chân vào lớp học thiết kế chữ hồi ĐH, chiếc Mac bây giờ sẽ không bao giờ có các kiểu dáng chữ và các phông chữ có khoảng cách đều nhau như thế này. Và vì thế, có lẽ cũng chẳng máy tính cá nhân nào trên thế giới có các kiểu chữ này (vì Windows cóp hoàn toàn từ Mac). Nếu không bao giờ bỏ học, tôi đã không đi học lớp thiết kế chữ này, và các máy tính cá nhân cũng không có được những mẫu chữ tuyệt diệu hôm nay. Dĩ nhiên, khi còn ngồi ghế nhà trường, làm sao tôi có thể kết nối các sự việc theo hướng như vậy? Nhưng 10 năm sau nhìn lại, tất cả đều rất rõ ràng. Dĩ nhiên, các bạn không thể kết nối các sự việc khi nhìn về phía trước, chỉ có thể làm như vậy khi ta nhìn lại một quãng đường.
Vì vậy, các bạn phải tin tưởng rằng các hành vi, sự kiện của hiện tại có một mối liên quan nào đó đến tương lai. Bạn phải tin tưởng vào một điều gì đó – linh tính, số phận, cuộc đời, thuyết nhân quả…bất kỳ cái gì. Lối suy nghĩ này chưa bao giờ làm tôi thất vọng, và chính nó đã tạo nên tất cả những khác biệt trong cuộc đời mình.
Câu chuyện thứ hai: Tình yêu và sự mất mát
Tôi đã rất may mắn khi tìm thấy điều mình thực sự yêu thích khi còn trẻ tuổi. Woz và tôi bắt đầu thiết kế máy Apple trong gara ô tô của bố mẹ tôi hồi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ, và trong vòng 10 năm sau, Apple đã trưởng thành. Từ một bộ sậu chỉ có 2 người biến thành một tập đoàn trị giá 2 triệu đô la với hơn 4.000 nhân viên. Chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm đỉnh cao nhất của mình -máy Macintosh – năm trước đó, lúc tôi mới bước sang tuổi 30.
Rồi tôi bị đuổi việc.
Làm sao có thể bị đuổi việc khỏi một công ty bản thân mình sáng lập nên? Chuyện là thế này. Khi Apple mở rộng, chúng tôi thuê một người mà tôi nghĩ là rất tài năng để điều hành công ty cùng mình. Một hai năm đầu, mọi thứ đều ổn. Nhưng rồi những định hướng tương lai có điểm bất đồng, cuối cùng, chúng tôi cãi nhau. Hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, tôi thì ra khỏi công ty, khi 30 tuổi. Tâm huyết của cả một thời kỳ đã tiêu tan, tôi hoàn toàn tuyệt vọng.
Một vài tháng sau đó, không biết phải làm gì, tôi cảm thấy đã không phải với các bậc tiền bối, đã bỏ lỡ cơ hội khi nó đến tầm tay. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce và cố gắng nói lời xin lỗi vì đã làm hỏng mọi chuyện. Là một trường hợp thất bại mà công chúng đều biết đến, thậm chí tôi còn nghĩ đến việc bỏ chạy khỏi thung lũng nơi mình sống.
Nhưng rồi có một điều mà dần dần tôi nhận ra – tôi vẫn rất yêu những việc mình làm! Những biến đổi ở Apple đã không hề làm giảm sút niềm đam mê đó. Tôi đã bị từ chối, nhưng vẫn yêu. Vì thế, tôi quyết định làm lại.
Lúc đó, tôi không thể nhận thức được rằng, chính việc bị đuổi khỏi Apple là điều tuyệt vời nhất đã diễn ra trong đời. Những gánh nặng của vinh quang được thay thế bởi cảm giác nhẹ nhõm khi bắt đầu lại từ đầu và không chắc chắn về mọi thứ. Tôi được tự do bước vào thời kỳ sáng tạo nhất của cuộc đời.
Trong vòng 5 năm sau đó, tôi bắt đầu một công ty tên là NeXT, một công ty khác tên Pixar, và đem lòng yêu một người phụ nữ tuyệt vời sau này đã trở thành vợ tôi.
Pixar bắt đầu sản xuất các phim hoạt hình sử dụng công nghệ máy tính đầu tiên của thế giới, bộ phim Câu chuyện đồ chơi (Toy Story), và bây giờ đã trở thành một trong những xưởng sản xuất phim hoạt hình thành công nhất thế giới.
Vật đổi sao dời, cuối cùng thì Apple lại mua lại NeXT và tôi trở về Apple, sử dụng chính những công nghệ đã phát triển ở NeXT vào phục hưng lại cho Apple. Tôi và Laurence đã cùng nhau xây dựng một
gia đình đầm ấm.
Tôi tin chắc rằng, những điều kỳ diệu trên đã không xảy ra nếu tôi không bị đuổi khỏi Apple. Đó là một liều thuốc đắng, nhưng đúng là bệnh nhân cần có nó.
Đôi lúc cuộc đời quẳng một cục gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi tin rằng, điều duy nhất tiếp sức cho mình là việc tình yêu những việc mình làm. Bạn cũng vây, phải tìm thấy niềm đam mê của mình. Đối với công việc hay với người tình đều thế cả. Công việc sẽ chiếm một phần lớn cuộc sống của bạn, và cách duy nhất để thực sự toại nguyện là làm được những điều bạn nghĩ là vĩ đại nhất. Và cách duy nhất để làm được những điều vĩ đại là yêu việc mình làm. Nếu chưa tìm thấy thì bạn cứ tiếp tục tìm đi. Đừng bằng lòng với sự ổn định. Giống như trong tình yêu vậy, bạn sẽ biết ngay khi bạn tìm thấy nó. Và cũng giống như trong bất kỳ mối quan hệ nào, nó sẽ chỉ tốt đẹp thêm theo năm tháng mà thôi. Bạn cứ tìm đến khi bao giờ thấy, đừng dừng lại.
Câu chuyện thứ ba: Cái chết
Khi 17 tuổi, tôi đọc một câu rằng: “Nếu ngày nào bạn cũng sống như thể đó là ngày tận thế của mình, đến một lúc nào đó bạn sẽ đúng”. Câu nói đó để lại ấn tượng lớn với tôi, và trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi ngày để tự hỏi mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối của đời mình, liệu mình có muốn làm những việc hôm nay mình sắp làm không?” Và khi nhận ra câu trả lời là “không” ngày này qua ngày khác, tôi biết mình cần thay đổi điều gì đó. Ghi nhớ rằng “một ngày nào đó gần thôi, mình sẽ chết đi” là một bí quyết vô cùng quan trọng giúp tôi quyết định những lựa chọn lớn trong đời.
Bởi vì hầu hết mọi thứ – những mong đợi của người khác, lòng kiêu hãnh, nỗi lo sợ xấu hổ khi thất bại – tất cả đều phù phiếm trước cái chết, để lại những gì thật sự quan trọng. Luôn nhớ rằng mình sẽ chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào cái bẫy suy nghĩ rằng mình không muốn mất đi cái gì đó. Ta đã hoàn toàn vô sản rồi. Chẳng có lý gì để không đi theo tiếng gọi trái tim.
Một năm trước đây, tôi bị chẩn bệnh ung thư. Tôi đi soi người lúc 7h30 sáng và phát hiện có một khối u trong tuyến tuỵ. Lúc đó, tôi còn chẳng hiểu tuyến tuỵ là gì. Bác sĩ bảo rằng chắc là một loại ung thư không chữa được, và tôi chỉ sống được 3-6 tháng nữa thôi. Bác sĩ khuyên tôi về nhà sắp xếp lại mọi công việc, có thể ngầm hiểu như thế là chuẩn bị mọi thứ trước cái chết. Có nghĩa là phải gói gọn những điều muốn nói với các con trong 10 năm tới trong vòng một vài tháng. Có nghĩa là đảm bảo mọi thứ được sắp xếp ổn thoả để cả mọi thứ đều dễ dàng suôn sẻ khi tôi ra đi.
Cả ngày hôm đó tôi nghĩ đến lời chẩn bệnh. Tối đó tôi lại ngồi khám, người ta cho đèn nội soi vào cổ họng xuống dạ dày và ruột non, lấy kim châm vào tuyến tuỵ để lấy ra một số tế bào từ khối u. Lúc đó tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi kể lại lúc đó khi các bác sĩ soi các tế bào dưới kính hiển vi họ đã bật khóc vì phát hiện ra đây là một trong số rất ít loại u ác tính có thể chữa bằng phẫu thuật. Tôi đã qua phẫu thuật và giờ thì khoẻ rồi.
Không ai muốn chết cả. Kể cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết ở đó. Thế mà cái chết lại là điểm đến của tất cả chúng ta. Không ai có thể trốn khỏi nó. Có lẽ đó cũng là điều hợp lẽ, bởi Cái chết là sản phẩm tuyệt vời nhất của Cuộc sống. Nó là yếu tố làm thay đổi cuộc sống. Nó gạt bỏ cái cũ và mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ “cái mới” là các bạn, nhưng không xa nữa bạn sẽ trở thành cái cũ và bị loại bỏ. Thứ lỗi cho tôi nếu nói như thế là quá gay cấn, nhưng mà đúng như vậy đấy.
Thời gian của các bạn là có hạn, nên đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng rơi vào bẫy của sự độc đoán, giáo điều của người khác. Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy có dũng cảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính. Chúng biết bạn thực sự muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu thôi.
Khi tôi còn trẻ, có một tuyển tập tuyệt diệu tên là Catelogue toàn trái đất, được coi như cuốn sách gối đầu giường của thế hệ chúng tôi. Một tác giả tên Stewart Brand đã viết cuốn sách này, và ông đã làm cho nó vô cùng sống động bằng những chấm phá lãng mạn của mình trong đó. Đó là những năm cuối thập kỷ 60, khi chưa có máy tính cá nhân, nên được tạo nên hoàn toàn bằng máy chữ, kéo, và máy chụp ảnh polaroid. Nó giống như một Google trên giấy vậy: rất lý tưởng, tràn đầy các công cụ hay ho và ý tưởng vĩ đại.
Steward và nhóm của ông đã cho ra đời một vài số Catelog toàn trái đất. Số cuối cùng ra vào giữa những năm 70, lúc đó tôi bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở bìa sau cuốn tuyển tập có bức ảnh một con đường ở nông thôn vào một sớm mai, cảnh vật rất thích hợp cho những người thích phiêu lưu tự đi bộ du hành. Ở dưới có dòng chữ: “Hãy cứ đói khát và dại dột” (Stay hungry. Stay foolish) Đó là lời tạm biệt của họ trước khi kết thúc. Và tôi luôn ước muốn điều đó cho bản thân. Và bây giờ, khi các bạn tốt nghiệp và bước đến những chân trời mới, tôi cũng chúc các bạn như vậy.
Nguồn: Sưu tầm
(kethanhcong) - Bài học giá trị từ các câu chuyện về cuộc đời Steve Jobs
Bài học giá trị từ các câu chuyện về cuộc đời Steve Jobs
Reviewed by Eric
on
tháng 7 27, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: